3 Bước thiết kế website bán hàng cho người mới bắt đầu

Mỗi một website sẽ có những kiểu thiết kế riêng để phù hợp với mục đích sử dụng của từng thương hiệu riêng. Nếu bạn đang băn khoăn về cách thiết kế website bán hàng vì là người mới. Hãy đọc ngay bài viết dưới đây. Nếu bạn là một coder thì bài viết này sẽ rất dễ hiểu, còn nếu không phải, chắc chắn bạn vẫn sẽ có thể hiểu được phần lớn nội dung bài chia sẻ này.

thiet-ke-website-ban-hang

Website bán hàng thường có một kiểu thiết kế và cấu trúc riêng sao cho bắt mắt, phù hợp với đối tượng mua hàng nhất. Không thể phủ nhận, thiết kế website bán hàng tốt là một bước thành công trong việc tăng doanh thu bán hàng.

Bước 1: Lên ý tưởng thiết kế Website bán hàng

Bước đầu tiên cho những người thiết kế web đó là phải phác thảo được ý tưởng thiết kế website bán hàng. Đây chính là vấn đề nghiên cứu phong cách cho website, đi theo phong cách bán sản phẩm truyền thống hay các dịch vụ. Bạn cần nghiên cứu các nội dung dưới đây để có được một ý tưởng thiết kế website bán hàng tốt nhất. 

thiet-ke-website-ban-hang-2
Nghiên cứu kỹ thị trường, sản phẩm và thị hiếu của người dùng hiện tại trước khi thiết kế một website là điều cần thiết
  • Nghiên cứu thị trường: Bạn cần nghiên cứu kỹ xem nhu cầu thị trường hiện tại họ cần gì (trending, xu hướng website, xu thế công nghệ thông tin,…). Từ đó bạn có thể thấy được người dùng hiện đang ưa thích những xu hướng nào. 
  • Nghiên cứu từ chính đối thủ cạnh tranh: : Đây là phần không thể thiếu trong việc làm lên một website. Đối thủ hiện nay rất nhiều, vì thế bạn cần lên một danh sách từ 5 đến 10 website của đối thủ, so sánh họ với nhau, rút ra ưu điểm, khuyết điểm qua từng web, từ đó mới có được kinh nghiệm cho website của mình.
  • Nghiến cứu sản phẩm của doanh nghiệp: Bạn cần hiểu rõ sản phẩm – dịch vụ của mình là gì, thích hợp với tông màu và cách dàn trang như thế nào, phân bổ menu, câu từ ra sao để khiến cho người dùng truy cập vào website dễ sử dụng.

Việc nghiên cứu ý tưởng rất quan trọng, bạn không nên bỏ qua bước này nếu không muốn bị thất bại trong các thiết kế của mình.

Bước 2: Outline tất cả các ý tưởng mà bạn có

Đây là bước thứ 2 trong quy trình thiết kế website bán hàng cho người mới bắt đầu. Bạn cũng có thể vẽ phác thảo trước khi nghiên cứu thị trường. Cũng được thôi, nhưng chắc chắn hiệu quả đạt được sẽ không tốt bằng việc bạn đi theo một lộ trình Step-by-step (từng bước 1). Lý do ư? Thị trường website thương mại điện tử cực lớn trên toàn thế giới. Bạn không chỉ nghiên cứu tại thị trường Việt Nam, mà là cả thế giới, hãy đi tham khảo, kế thừa từ những người đi trước, từ đó rút ra bản vẽ riêng cho mình, điều đó có phải là khôn ngoan hơn không?

thiet-ke-website-ban-hang-3

Dưới đây là những bước cơ bản bạn có thể áp dụng: 

  • Phác thảo ý tưởng dựa trên bước 1 (bạn có thể vẽ ra giấy A4, sổ, hoặc bất cứ thứ gì đang cầm trên tay mà có thể viết được).
  • Tiến hành vẽ chi tiết: Ở bước này, bạn có thể tự vẽ phác thảo website dựa trên một số phần mềm vẽ cơ bản như Adobe Illustrator. Nếu không thể sử dụng các phần mềm vẽ này, bạn có thể sử dụng Pain nhưng chắc chắn nõ sẽ hơi xấu.
  • Chốt một phương án cuối cùng mà bạn cảm thấy đẹp nhất, hợp lý và vừa ý nhất.
  •  – Đưa ra ý tưởng thiết kế web gắn với sản phẩm – dịch vụ: Sau khi thiết kế xong thì bạn sẽ chót được bản vẽ, đưa ra ý tưởng giao diện. Hoặc, bạn có thể lấy một theme sẵn có của wordpress bạn tìm được, vạch ra những điểm muốn thay đổi trong theme đó.

Ngoài ra, bạn cũng có thể truy cập vào webvietdesign.com để tham khảo các mẫu thiết kế website bán hàng đẹp và hiệu quả nhất. 

Bước 3: Tiến hành code dựa trên các ý tưởng đã vẽ phác thảo

Nếu như bạn đã có một bề dầy lớn kiến thức về các ngôn ngữ lập trình web thì bạn cũng hoàn toàn có thể đặt domain, thuê hosting và bắt tay vào code website của riêng mình. Còn nếu bạn chưa có các kỹ năng IT, vậy thì hãy chuyển ý tưởng của mình đến bộ phận IT của công ty bạn. Hoặc thuê một Agency chuyên cung cấp các dịch vụ thiết kế website bán hàng.

thiet-ke-website-ban-hang-4
Nếu khó khăn trong việc tự thiết kế, bạn cũng có thể thuê ngoài cho dịch vụ này

Ngoài ra, sau khi code xong, quý khách hàng có thể sử dụng website, nếu có vấn đề gì không phù hợp có thể báo lại với bộ phận IT để fix lỗi sớm nhất. Trước khi chạy web, bạn cũng cần Test thử các tính năng hiện có trên website để xem có lỗi gì không chứ không chỉ xét về giao diện. Nếu là Admin của website, bạn cần chau chuốt các nội dung trước khi publish để khách hàng có những trải nghiệm tốt nhất. Tránh trường hợp, website bị lỗi quá nhiều trong quá trình sử dụng.

Trên đây là một số chia sẻ bạn cần chú ý khi thiết kế web, rất hy vọng bạn có thể thiết kế được những website ưng ý nhất. Chúc bạn thành công!

Đọc thêm: 5 lưu ý khi bạn thiết kế Logo thương hiệu cho doanh nghiệp

Rate this post